Thành Sơn

Nhật Bản

Tại sao chọn du học ở Nhật Bản?

Trình độ giáo dục hàng đầu thế giới

Nhật Bản là một nước nghèo nàn về tài nguyên, đằng sau sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản như một cường quốc sản xuất là kiến thức và công nghệ đã được trau dồi thông qua nền giáo dục xuất sắc.
Nơi đây đã và đang giới thiệu ra thế giới các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ và y học tiên tiến như ô tô điện, máy ảnh kỹ thuật số, sợi quang học và trái tim nhân tạo. Nhật Bản cũng là nơi ra đời của món mì ăn liền đã thay đổi thói quen ăn uống của thế giới và cũng là nơi khởi nguồn của hình thức hát karaoke đang phổ biến ở các quốc gia.
Ở Nhật Bản có nền văn hóa lâu đời trong việc tạo ra những sản phẩm sáng tạo, công phu.
Ngoài ra, các trường học ở Nhật Bản được du học sinh đánh giá cao bởi nhà trường không chỉ giúp phát triển học lực mà còn rèn luyện con người để trở có ích sau khi bước ra xã hội.

Nền văn hóa hấp dẫn

Ở Nhật Bản có rất nhiều các di sản thế giới như lâu đài Himeji và đền thờ Itsukushima, và đặc biệt là núi Phú Sĩ- có thể coi là biểu tượng của Nhật Bản.
Washoku – ẩm thực Nhật Bản đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, kết hợp các nguyên liệu theo mùa để chế biến những món ăn đầy màu sắc và tốt cho sức khỏe góp phần tạo nên Nhật Bản.một quốc gia có tuổi thọ cao.
Người Nhật Bản được nhắc tới như một dân tộc nghiêm túc và tôn trọng kỷ luật.
Ngoài ra, Nhật Bản luôn nghĩ cho đối phương trước tiên dựa trên tinh thần “Omotenashi” lâu đời, luôn chào đón các du học sinh một cách nồng nhiệt.

Môi trường dễ sinh sống

Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia ít tội phạm và dễ sống trên thế giới. Kể cả trong trường hợp bạn có đánh rơi đồ đi nữa thì nhiều khả năng đồ sẽ tự tìm về với bạn.
Phương tiện giao thông cũng đến và khởi hành đúng giờ, giúp đưa bạn đến nơi cần tới một cách an toàn và đảm bảo.
Hệ thống bảo hiểm được trang bị đầy đủ, vì vậy cho dù bị ốm, bạn sẽ được tiếp nhận dịch vụ chăm sóc y tế tiên tiến với chi phí nhỏ.
Nhật Bản là một đất nước mà ngay cả những du học sinh cảm thấy bất an khi xa quê hương cũng có thể yên tâm sinh sống.

Đông đảo du học sinh

Khoảng 220 nghìn du học sinh đến từ hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang theo học tại các cơ sở giáo dục bậc cao ở Nhật Bản.
Thế giới quan của bạn sẽ được mở rộng hơn nhiều nhờ được tiếp xúc không chỉ với nền văn hóa của Nhật Bản mà còn với các nền văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới.

Chi phí du học

Việc tính toán cụ thể chi phí khi đi du học Nhật Bản và lập kế hoạch tài chính bao gồm cả khoản tài chính của bản thân sẽ giúp bạn có một cuộc sống ổn định hơn sau khi sang Nhật Bản du học. Hãy tính toán các chi phí cần thiết cho việc du học để kế hoạch du học không trở nên quá sức.

Chi phí cần thiết trước khi sang Nhật

  • Lệ phí thi các loại (EJU/JLPT/TOEFL, v.v)
  • Lệ phí thi vào trường bạn muốn học
  • Phí khám sức khỏe (nếu cần)
  • Phí gửi hồ sơ qua bưu điện
  • Vé máy bay
  • Phí làm hộ chiếu (nếu cần)
  • Phí xin visa
  • Phí nhập học, học phí
  • Phí ký túc xá (nếu cần)
  • Chi phí khác

Chi phí cần thiết sau khi sang Nhật

  • Phí khách sạn (cho đến khi có chỗ ở)
  • Phí nhà ở (bao gồm phí nộp ban đầu khi thuê nhà, phí mua đồ nội thất và đồ gia dụng)
  • Phí đi lại (đi học)
  • Phí ăn uống
  • Phí điện nước
  • Phí bảo hiểm, y tế
  • Phí giáo trình
  • Các chi phí khác

Ngoài các chi phí trên, nếu cần tham dự kỳ thi để sang Nhật thì sẽ cần phải có phí vé máy bay, phí tạm trú, phí xin visa, phí bảo hiểm, v.v phục vụ cho việc dự thi.

Ước tính học phí

Học phí của trường Nhật không cao như các trường đại học ở Mỹ hoặc Anh. Ngoài ra, cũng có trường đang áp dụng chế độ miễn giảm học phí, vì vậy xin vui lòng tham khảo khi lập kế hoạch tài chính nhé.
Dưới đây là số tiền trung binh của khoản phí nhập học và học phí cần nộp trong năm đầu tiên. Ngoài ra, cũng có trường hợp cần chi trả lệ phí thi, phí mua giao trình, phí thực tập, v.v.
Phí nhập học, học phí, v.v sẽ khác nhau tùy theo từng trường. Ngoài ra, cũng có trường hợp học phí khác nhau tùy theo tùy theo nơi cư trú, do đó vui lòng xác nhận trước trên trang web và nội dung tuyển sinh của trường muốn học nhé.

 Quốc lậpCông lậpTư thục(không phải Y- Nha khoa- Dược)Tư thục(Y- Nha khoa- Dược)
Sau đại họcKhoảng 820,000yênKhoảng 900,000yênKhoảng 1,100,000yênKhoảng 850,000yên
Đại học (khoa)Khoảng 820,000yênKhoảng 930,000yênKhoảng 1,100,000yênKhoảng 3,200,000yên
Cao đẳng Khoảng 600,000yênKhoảng 960,000yên 
Trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN) (quốc lập)Khoảng 320,000yên ※1
Trường chuyênKhoảng 900,000yên
Cơ sở giáo dục tiếng NhậtKhoảng 680,000yên

※1:Trường hợp thỏa mãn điều kiện về sinh viên năm 3 sẽ được nhận tiền hỗ trợ đi học tại trường phổ thông trung học, v.v.

  • Có trường hợp phải thanh toán riêng khoản phí mua giao trình, phí thực tập, v.v.
  • Về chi phí sinh hoạt, vui lòng xác nhận ở trang 
  • Về công việc làm thêm, vui lòng xác nhận ở trang

Học bổng

Các loại học bổng và chương trình hỗ trợ kinh tế, đối tượng được cấp

Loại học bổngĐối tượng/ Có thể đăng ký hoặc không
Trước khi sang Nhật/ Trước khi học lên đại học, v.vSau khi sang Nhật/ Sau khi học lên đại học, v.v
1. Chương trình xúc tiến tiếp nhận lưu học sinh (Học bổng Khuyến học dành cho lưu học sinh của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ)
Có thể đăng ký nhưng đối với một số ngành học, nếu đạt thành tích cao trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) thì có thể được chọn là sinh viên dự bị.

Nộp hồ sơ qua trường. Chương trình xúc tiến tiếp nhận du học sinh (Học bổng khuyến khích học tập dành cho du học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản)
2. Học bổng hỗ trợ Du học sinh nước ngoài (tiếp nhận theo Hiệp định)
Phải đang ghi danh vào trường đã ký thỏa thuận trao đổi sinh viên

Nộp hồ sơ qua trường.
3. Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho – MEXT)

Lưu học sinh đang ở Nhật Bản vẫn có thể nộp hồ sơ để lấy suất tiến cử trong một số điều kiện nhất định.

4. Học bổng của chính quyền địa phương và tổ chức giao lưu quốc tế, v.v
Cũng có trường hợp có thể ứng tuyển trước khi sang Nhật, nhưng số lượng rất ít.

Học bổng của chính quyền địa phương và tổ chức giao lưu quốc tế, v.v
5. Chế độ học bổng, miễn giảm học phí của chính nhà trường
Cũng có trường cấp học bổng cho sinh viên đăng ký trước khi nhập học vào trường.

Chế độ học bổng, miễn giảm học phí của chính nhà trường

Chi tiết các loại học bổng và cách thức ứng tuyển

1. Học bổng Khuyến học dành cho lưu học sinh của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ

Học bổng này được cấp tại các trường đại học, cao học, cao đẳng, cao đẳng công nghệ, cao đẳng dạy nghề, các khóa học chuyên ngành, cơ sở giáo dục cung cấp, các khóa học chuẩn bị để vào các trường đại học Nhật Bản hoặc cơ sở giáo dục tiếng Nhật tại Nhật Bản (sau đây gọi là “trường học”). Đây là chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế diện tư phí xuất sắc cả về học lực và nhân cách, và gặp khó khăn trong học tập vì lý do tài chính.

  • Chương trình thúc đẩy tiếp nhận Du học sinh (Học bổng khuyến học dành cho Du học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ) chỉ dành cho sinh viên có tư cách lưu trú là “du học”. Những người đang có tư cách lưu trú không phải là “du học” chẳng hạn như tư cách lưu trú “đi cùng gia đình” hoặc “vĩnh trú”, v.v.
Đối tượng được cấpSố tiền được cấp hàng thángKhoảng thời gian được cấp
  • Sau đại học (tiến sỹ, thạc sỹ)
  • Nghiên cứu sinh (trình độ sau đại học)
  • Các khoa trong trường đại học
  • Cao đẳng
  • Trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN) (năm thứ 3 trở lên)
  • Trường chuyên (khóa chuyên môn)
  • Khóa Tiếng Nhật dành cho Du học sinh
  • Trường đại học, cao đẳng, khóa nâng cao của trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN)
  • Khóa đào tạo dự bị
48,000 yênVề nguyên tắc là 1 năm từ tháng 4 đến tháng 3 năm sau, hoặc 6 tháng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
  • Cơ sở giáo dục tiếng Nhật
30,000 yên 
Điều kiện và phương pháp nộp hồ sơ

[Nộp hồ sơ trước khi sang Nhật/Trước khi vào trường (đại học v.v.)]

Đối với lưu học sinh tư phí đạt kết quả xuất sắc trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) dự định vào một trường đại học, cao đẳng, cao đẳng kỹ thuật (từ năm thứ 3 trở lên) hoặc cao đẳng đào tạo chuyên ngành (trường chuyên tu) của Nhật Bản với tư cách sinh viên chính quy, có một chế độ cho phép đặt trước cho học bổng Khuyến học (Chương trình xúc tiến tiếp nhận sinh viên quốc tế (Học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên nước ngoài)).Theo chế độ này, những ứng viên đã được chọn để đặt chỗ sau đó đăng kí vào trường đại học, cao đẳng, cao đẳng kỹ thuật (năm thứ ba trở lên) hoặc khóa học chuyên ngành tại một trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành, đã được chỉ định, với tư cách là sinh viên chính quy, và trường tiến cử lên Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) và nếu được JASSO chấp nhận, ứng viên sẽ được nhận được học bổng.

Vui lòng kiểm tra tại đây để biết thêm về chế độ đặt chỗ trước.

Phương pháp nộp hồ sơ:

Trường hợp dự thi tại Nhật Bản: Lúc đăng kí dự thi EJU qua mạng, trong mục [Chương trình xúc tiến nhận lưu học sinh] chọn [Đăng kí học bổng].

Trường hợp thi ở ngoài Nhật Bản: Trong hồ sơ thi EJU, hãy khoanh tròn vào mục chỉ định.

※Chi tiết về phương pháp đăng kí dự thi EJU, hãy tham khảo ở đây.

[Ứng tuyển sau khi sang Nhật/ Sau khi học lên trường đại học, v.v]

Đối tượng:
  • Sinh viên đang ghi danh là sinh viên chính thức của trường sau đại học của Nhật Bản, hoặc có trình độ học vấn từ tốt nghiệp các khoa của trường đại học trở lên, và đang ghi danh là nghiên cứu sinh để thực hiện hoạt động nghiên cứu ở cấp sau đại học.
  • Đang ghi danh là sinh viên chính thức của trường đại học, cao đẳng, trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN) (năm thứ 3 trở lên), hoặc khóa chuyên môn của trường chuyên của Nhật Bản.
  • Đang ghi danh là sinh viên chính thức của khóa nâng cao hoặc Khóa Tiếng Nhật dành cho Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của trường đại học, cao đẳng và trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN) của Nhật Bản.
  • Đang ghi danh là sinh viên chính thức vào cơ sở đào tạo có khóa đào tạo dự bị để vào học tại trường đại học của Nhật Bản.
  • Đang ghi danh vào cơ sở đào tạo tiếng Nhật nhằm mục đích học lên trường đại học, sau đại học, cao đẳng, trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN), hoặc khóa chuyên môn của trường chuyên của Nhật Bản.

Điều kiện nộp hồ sơ:

  • Hệ số thành tích học tập năm học trước đạt 2.3 trở lên, trong thời gian nhận học bổng có triển vọng duy trì thành thích này.
  • Là người đạt trình độ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh như dưới đây. (*Trừ Khóa Tiếng Nhật dành cho Du học sinh, khóa đào tạo dự bị, cơ sở đào tạo tiếng Nhật.)
    Trình độ tiếng Nhật: Người đã đỗ trình độ N2 trở lên của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật, đạt số điểm của môn tiếng Nhật (đọc hiểu, nghe hiểu, nghe và đọc hiểu) của Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) từ 200 điểm trở lên, hoặc là người đạt được trình độ ngoại ngữ do Hiệp hội công nhận riêng.
    Trình độ tiếng Anh: Là người được công nhận là có trình độ B2 trở lên trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR)
  • Là người có ý định hợp tác khảo sát về tình trạng lộ trình do Hiệp hội thực hiện trong suốt thời gian học đại học, v.v mà sinh viên đó ghi danh sau khi được cấp Học bổng khuyến khích học tập.
  • Tiền học bổng được chuyển (ngoại trừ phí nhập học, học phí, v.v.) trung bình hàng tháng từ 90.000 yên trở xuống.
  • Nếu có người phụ thuộc đang sống tại Nhật thì thu nhập hàng năm của người đó là ít hơn 5.000.000 yên.
  • Không phải là người đang được nhận loại học bổng, v.v bị hạn chế hưởng đồng thời với chung với Học bổng khuyến khích học tập.
  • Đang không nhận hỗ trợ của chế độ du học nước ngoài của cơ quan JASSO.
  • Phải có mục tiêu học lên đại học, v.v vào năm tiếp theo của năm được nhận học bổng. (Chỉ đối với cơ sở đào tạo tiếng Nhật)

Phương pháp nộp hồ sơ:

Xác nhận với người phụ trách tại trường đang học.

  • Do số người có thể tiến cử sẽ khác nhau tùy theo trường cho nên cũng có trường hợp không thể đăng ký.

2. Chế độ học bổng hỗ trơ du học nước ngoài (trường đối tác nhận)

Đây là chế độ mà các trường đại học, sau đại học, cao đẳng, kĩ thuật chuyên nghiệp (KOSEN), trường chuyên (khóa chuyên môn) của Nhật Bản, dựa trên thỏa thuận liên quan đến trao đổi sinh viên với các cơ sở đào tọa trình độ cao cấp của nước ngoài, xây dựng chương trình tiếp nhận trong khoảng thời gian từ 8 ngày đến 1 năm dành cho các sinh viên đang theo học tại trường đó, và trao học bổng cho các sinh viên đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chí.
Để biết thêm chi tiết về việc xin học bổng này, vui lòng liên hệ với trường đại học, v.v mà bạn đang theo học.

Đối tượng được cấpQuốc gia, khu vực đối tượngSố tiền học bổng hàng thángThời gian cấp học bổng

– Người được trường đại học tiếp nhận đồng ý tiếp nhận dựa theo thỏa thuận trao đổi sinh viên

– Người vì lí do kinh tế mà gặp khó khăn trong việc tham gia chương trình tiếp nhận bằng tiền của bản thân

– Người có khả năng xin được tư cách lưu trú “du học” khi tham gia chương trình tiếp nhận (đối với người tham gia chương trình tiếp nhận trong vòng 90 ngày thì không yêu cầu tư cách lưu trú.)

– Người sẽ tiếp tục quay trở lại học tại trường đại học đang theo học, v.v sau khi kết thúc chương trình tiếp nhận để lấy bằng hoặc sẽ tốt nghiệp trường đại học đang theo học, v.v.

– Người có thành tích học tập xuất sắc và có nhân cách tốt

– Trong trường hợp để tham gia chương trình ứng viên nhận đã học bổng ngoài chế độ này, tổng số học bổng đó không được vượt quá 8 vạn Yên Nhật.

Quốc gia có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản
(Tuy nhiên, Đài Loan và Palestine có thể được chấp nhận)
80.000 yênít nhất là 8 ngày và nhiều nhất là 1 năm

3. Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho – MEXT)

Có 2 cách ứng tuyển Học bổng Chính phủ Nhật Bản là: (1) nhận tiến cử từ cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài như Đại sứ quán Nhật Bản, v.v tại nước mình và ứng tuyển với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, (2) nhận tiến cử từ trường đại học của Nhật Bản và ứng tuyển với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ.
Cách thức ứng tuyển bằng tiến cử từ cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài được gọi là “Đại sứ quán tiến cử “, cách thức ứng tuyển do được tiến cử từ trường đại học được gọi là “Trường Đại học Nhật Bản tiến cử “.
Cách ứng tuyển bằng “Đại sứ quán tiến cử ” và “Trường Đại học Nhật Bản tiến cử ” có hơi khác nhau về nội dung, vì vậy chúng tôi chia thành 2 phần để giải thích.
Ngoài ra, để được nhận học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT) cần phải xin được tư cách lưu trú “du học”, vì vậy hãy chú ý điểm này.

3-1. Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho – MEXT) <Đại sứ quán tiến cử>

Về điều kiện ứng tuyển, ngoài nội dung được ghi ở đây, cũng có một số nội dung quy định cụ thể khác, vì vậy xin vui lòng xác nhận thông tin chi tiết với cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Tùy từng quốc gia, cũng có trường hợp đối tượng ứng tuyển và lĩnh vực ứng tuyển khác nhau.
Để biết chương trình tuyển dụngcó thuộc loại hay lĩnh vực mà bản thân muốn ứng tuyển hay không, vui lòng xác nhận với Đại sứ quán Nhật Bản, v.v ở nước bạn.
Ngoài ra, về nơi nộp hồ sơ cần thiết và thực hiện phỏng vấn, v.v tất cả đều do cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài chẳng hạn như Đại sứ quán Nhật Bản, v.v ở nước bạn thực hiện.

Đối tượng ứng tuyểnLĩnh vực/Điều kiện tuyển dụngĐộ tuổi
(Khi sang Nhật)
Đào tạo dự bị
(Cơ sở đào tạo tiếng Nhật)
Số tiền được cấp hàng tháng
*Số tiền được cấp cơ bản
Khoảng thời gian được cấp
Chương trình Học bổng dành cho lãnh đạo trẻ (YLP)

[Lĩnh vực tuyển dụng]

1. Khoá hành chính

2. Khoá kinh doanh

3. Khoá luật

4. Khoá hành chính địa phương

5. Khoá hành chính y tế

[Điều kiện]

– Người tốt nghiệp đại học

– Các cán bộ hành chính trẻ của các nước Châu Á đã có kinh nghiệm thực tế, v.v.

Về nguyên tắc, dưới 40 tuổiKhông242.000 yên1 năm
Du học sinh nghiên cứu sinh
(Tiến sĩ, Thạc sĩ, Học vị nghề chuyên môn, Sinh viên không chính quy)
Ngành học chuyên ngành tại trường đại học, hoặc ngành học có liên quanDưới 35 tuổi6 tháng
(chỉ đối với người cần thiết)
143.000 yên – 145.000 yênSinh viên chính quy:
Số năm hoàn thành tiêu chuẩn + đào tạo dự bị trong vòng 6 tháng
Sinh viên không chính quy: Tối đa 2 năm
Du học sinh ngành giáo dục

– Người đã tốt nghiệp đại học hoặc trường đào tạo giáo viên

– Giáo viên đương chức của cơ sở đào tạo bậc sơ cấp, trung cấp tại nước mình, hoặc
giáo viên đương chức của trường đào tạo giáo viên (ngoại trừ trường đại học) (có thời gian làm việc từ 5 năm trở lên)

– Sau khi về nước, bắt buộc phải tiếp tục làm công việc trước đó

Dưới 35 tuổi6 tháng
(chỉ đối với người cần thiết)
143.000 yênTrong 1,5 năm
Du học sinh theo ngành

1. Khoa học xã hội A: Luật, Chính trị, Sư phạm, Xã hội học, Văn học, Lịch sử, Tiếng Nhật, v.v.
Khoa học xã hội B: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, v.v.

2. Khoa học tự nhiên A:Phân tích dữ liệu, Điện và điện tử, Cơ khí, Xây dựng cầu đường, Hóa học, v.v.
Khoa học tự nhiên B: Nông nghiệp, Sức khỏe, Phân tích dữ liệu
Khoa học tự nhiên C: Y học, Nha khoa

Dưới 25 tuổi1 năm
(chỉ đối với người cần thiết)
117.000 yên4 năm + Đào tạo dự bị 1 năm
(Ngọai trừ Y, Nha, Dược, Thú y)
Du học sinh trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN)Cơ khí, Điện và điện tử, Thông tin – truyền thông – mạng, Vật chất – vật liệu, Xây dựng, Cầu đư, Thương mại hàng hải, v.v.1 năm3 năm (tàu buôn là 3.5 năm)+ Đào tạo dự bị 1 năm
Du học sinh trường dạy nghềCông nghiệp, Vệ sinh, Giáo dục – phúc lợi xã hội, Nghiệp vụ thương mại, Thời trang – Quản gia, Văn hóa – tác phong3 năm
Du học sinh ngành tiếng Nhật và Văn hóa Nhật Bản

– Là người đang theo học tại các khoa của trường đại học, đang học chuyên ngành tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản từ 1 năm trở lên

– Sau khi về nước, bắt buộc phải tiếp tục học chuyên ngành đó

18 tuổi đến dưới 30 tuổiKhôngTrong 1 năm
  • Được cung cấp vé máy bay khi sang Nhật và khi về nước. Không phải trả phí nhập học, phí kiểm tra, học phí.
  • Đối với người quá độ tuổi giới hạn được ghi ở trên tại thời điểm sang Nhật (trừ YLP), chỉ giới hạn ở người có ngày sinh từ ngày 02 tháng 04 trở đi.
  • Du học sinh theo ngành và du học sinh trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN) được chọn tối đa 3 ngành muốn học. Du học sinh trường dạy nghề chỉ được chọn 1 ngành muốn học. Các trường và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ cân nhắc nguyện vọng của bạn, căn cứ vào điểm bài thi viết và vấn đáp, v.v sẽ thảo luận và quyết định ngành học chuyên môn của bạn.

Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho – MEXT) Chi tiết về <Tuyển sinh bằng tiến cử của Đại sứ quán và môn chuyên ngành > xem tại Đây

3-2. Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng Monbukagakusho – MEXT) <Tiến cử của trường đại học>

Về Tiến cử của trường đại học, không phải tất cả trường đại học ở Nhật Bản đều tiến cử du học sinh.
Đây là cơ chế mà chỉ có một số trường đại học đã được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện tuyển chọn tại chính trường của mình, sau khi đánh giá có sinh viên ưu tú và xứng đáng được cấp học bổng thì sẽ tiến cử với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ. Do đó, những sinh viên mong muốn đăng ký học bổng này dưới sự tiến cử từ trường đại học cần xác nhận trước xem trường bạn muốn vào học có đang có khung tiến cử này hay không.
Ngoài ra, tùy theo trường tiếp nhận sẽ có điều kiện ứng tuyển và tiêu chí về thành tích học tập khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp khoảng thời gian và đối tượng được cấp học bổng khác nhau tùy theo loại khung tiến cử mà trường đại học đang có, vì vậy hãy xác nhận với trường đại học mà bạn muốn vào học.

Đối tượng ứng tuyểnĐiều kiện về ngoại ngữ và ứng tuyểnGiới hạn độ tuổiSố tiền được cấp hàng tháng
*Số tiền được cấp cơ bản
Khoảng thời gian được cấp
Du học sinh là nghiên cứu sinh
(Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bằng nghề chuyên môn, Sinh viên không chính quy)
Tiếng Anh: Tương đương CEFR B2 trở lên
Tiếng Nhật: Tương đương JLPT N2 trở lên *1
Dưới 35 tuổi143.000 yên – 145.000 yên6 tháng – tối đa đến số năm hoàn thành tiêu chuẩn
Du học sinh theo ngànhDưới 25 tuổi117.000 yên
Du học sinh ngành tiếng Nhật và Văn hóa Nhật Bản

– JLPT N2 trở lên

– Người đang theo học ở các khoa của trường đại học ở nước ngoài ở thời điểm sang Nhật/thời điểm về nước

– Người có khoảng thời gian học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản tại trường đại học từ 1 năm trở lên

– Sau khi về nước, bắt buộc phải tiếp tục học chuyên ngành đó

– Người đã được trường đại học hiện tại đang theo học tiến cử dựa theo thỏa thuận trao đổi sinh viên giữa các trường đại học

Từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi117.000 yênTối đa 1 năm

*1 : Tùy theo ngôn ngữ giảng dạy tại trường nhập học, cần có trình độ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.

  • Về nguyên tắc, được cung cấp vé máy bay khi sang Nhật và khi về nước. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không được cung cấp vé máy bay tùy theo loại khung tiến cử của trường đại học tiếp nhận đang có.
    Không phải trả phí nhập học, phí kiểm tra, học phí.
  • Đối với người quá độ tuổi giới hạn được ghi ở trên tại thời điểm sang Nhật (trừ YLP), chỉ giới hạn ở người có ngày sinh từ ngày 02 tháng 04 trở đi.
  • Về việc tuyển chọn theo tiến cử của trường đại học, do trường đại học sẽ tự thực hiện tuyển chọn hồ sơ, thi viết, thi vấn đáp, v.v vì vậy vui lòng liên hệ trực tiếp với trường đại học mà bạn muốn vào học để biết về cách thức tuyển chọn.
3-3 Những chú ý đối với người đang ở Nhật Bản và đang nhận học bổng của chính phủ Nhật Bản

< Đại sứ quán tiến cử >

Chú ý 1: Trước khi bắt đầu nhậ học bổng chính phủ Nhật Bản: Ứng viên phải tốt nghiệp trường đại học đang học và phải về nước.

Chú ý 2: Phải xin visa (thị thực) mới ở dạng [Du học]

<Đại học tiến cử>

Về mặt nguyên tắc, nếu đang ở Nhật Bản bạn sẽ không có tư cách để xin học bổng.

Một số suất tiến cử có ngoại lệ, nên trong trường hợp có nguyên vọng nhận học bổng chính phủ diện Đại học tiến cử, hãy xác nhận với đại học mà bạn muốn nhập học.

4. Học bổng của chính quyền địa phương và tổ chức giao lưu quốc tế, v.v

Tùy theo tổ chức đang cấp học bổng mà điều kiện ứng tuyển và cách thức tuyển cũng chọn khác nhau, vì vậy để biết chi tiết, vui lòng xem “Quyển Học bổng du học Nhật Bản”.

Đối tượngSố lượng học bổng có thể ứng tuyển trước khi sang NhậtSố lượng học bổng có thể ứng tuyển sau khi sang Nhật
Khóa học tiến sỹ12107
Khóa học thạc sỹ18113
Khóa học bằng nghề chuyên môn113
Nghiên cứu sinh (trình độ sau đại học)617
Các khoa trong trường đại học1189
Sinh viên dự thính các khoa trong trường đại học03
Cao đẳng232
Trường kỹ thuật chuyên nghiệp (KOSEN)019
Trường chuyên (khóa chuyên môn)216
Khóa Tiếng Nhật dành cho Du học sinh tại trường đại học tư thục, cao đẳng14
Cơ sở đào tạo tiếng Nhật không phải là Khóa Tiếng Nhật dành cho Du học sinh28

Tham khảo: ” Quyển Học bổng du học Nhật Bản 2023-2024″ của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản

5. Chế độ học bổng, miễn giảm học phí chỉ có tại trường

Có rất nhiều trường đang cung cấp chế độ học bổng, miễn giảm học phí, v.v cho du học sinh.
Để biết thêm về dữ liệu học bổng mà trường đại học cung cấp, vui lòng xem trong bảng danh sách dưới đây hoặc trên hệ thống tìm kiếm trường đại học.

Chi phí sinh hoạt

Giá cả ở Nhật

Giá của những mặt hàng chủ yếu

Gạo (5Kg)1.972 yên
Bánh mì (1Kg)479 yên
Sữa (1.000ml)212 yên
Trứng gà (10 quả)227 yên
Táo (1Kg)847 yên
Bắp cải (1Kg)146 yên
Đồ uống có ga (1ℓ)195 yên
Hamburger214 yên
Xăng ô tô (1L)170 yên
Giấy vệ sinh (1.000m)695 yên
Mái tóc3.658 yên
Taxi (4Km)1.519 yên.

Nguồn: Phòng thống kê tổng hợp của chính phủ (Khảo sát giá bán lẻ: Tháng 8 năm 2022)

Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản

Sinh hoạt phí hàng tháng ước tính cho sinh viên quốc tế như sau. Sinh hoạt phí ở các thành phố lớn như Tokyo cao hơn ở các vùng nông thôn. Đối với chi phí nhà ở, mức trung bình toàn quốc là 38.000 yên, trong khi Tokyo có giá 50.000 yên. Ngoài ra, ở khu vực thành thị, rất khó để thuê chỗ ở gần trường, vì vậy chi phí đi lại có xu hướng đắt đỏ.

Nguồn:Điều tra về thực tế cuộc sống của du học sinh diện tư phí năm 2021 (thực hiên bởi JASSO)

Chỗ ở

Ký túc xá sinh viên

Ưu điểm

  • Chi phí thấp hơn so với căn hộ (không mất tiền đặt cọc, tiền cảm ơn, phí cập nhập)
  • Có trường hợp đã trang bị đầy đủ đồ nội thất, đồ điện gia dụng, v.v

Nhược điểm

  • Do số phòng rất hạn chế nên không phải tất cả những ai có nguyện vọng vào ở đều được đáp ứng.
  • Có quy định về giờ giới nghiêm, giờ thức dậy, v.v.
  • Dùng chung nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm

Căn hộ

Ưu điểm

  • Có thể đảm bảo nhịp sinh hoạt theo sở thích của mình
  • Hiểu được giá trị của tiền bạc

Nhược điểm

  • Thường sẽ phải trả trước tiền đặt cọc (tương đương vài tháng tiền nhà. Cũng có khu vực giọ là tiền đảm bảo.), tiền cảm ơn, phí giới thiệu, v.v)
  • Thủ tục làm hợp đồng thuê nhà phức tạp
  • Tự mua đồ nội thất, đồ điện gia dụng, v.v

Chi phí nhà ở tính theo từng khu vực ở

Khu vựcChi phí nhà ở trung bình (yên)
Trung bình cả nước38,000 yên
Tokyo50,000
Hokkaido30,000
Tohoku34,000
Kanto44,000
Chubu29,000
Kinki37,000
Chugoku27,000
Shikoku24,000
Kyushu26,000
Nguồn: Điều tra về thực tế cuộc sống của du học sinh diện tư phí năm 2021 (thực hiên bởi JASSO)

Ước tính chi phí nhà ở (hàng tháng)

Ký túc xá sinh viên Phí ký túc xá:28.000 yên (trường hợp Trung tâm đào tạo tiếng Nhật Tokyo của JASSO)
Căn hộ:Khác nhau khá lớn tùy theo mức độ nổi tiếng của nhà ga và khoảng cách từ nhà ga, số năm xây dựng.
Ở các địa phương, chỉ khoảng 30.000 – 40.000 yên là tìm được căn hộ, còn ở Tokyo phải đến 60.000 yên.
Cách đổ rác:Ở Nhật Bản, quy định đổ rác rất nghiêm ngặt, nếu không tuân thủ thì bạn có thể sẽ gặp rắc rối với hàng xóm. Hãy phân loại và đổ rác ở địa điểm và thời gian quy định.

Người bảo lãnh liên đới

Ở Nhật Bản, khi thuê căn hộ, thường sẽ cần có “Người bảo lãnh liên đới”. Nếu bạn không trả tiền nhà trước hạn, hoặc làm hỏng thiết bị trong nhà mà không trả chi phí sửa chữa thì chủ nhà sẽ yêu cầu “Người bảo lãnh liên đới” trả tiền.
Cũng có chế độ người liên quan của nhà trường (cơ quan, giáo viên), v.v sẽ nhận làm “Người bảo lãnh liên đới” cho những du học sinh có ít người quen ở Nhật Bản.
Ngoài ra, cũng có trường hợp không cần “Người bảo lãnh liên đới” nếu thực hiện ký hợp đồng trả “Phí bảo lãnh”.

* Bồi thường toàn diện nhà ở cho du học sinh

Là loại bảo hiểm làm giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường và làm giảm gánh nặng của “Người bảo lãnh liên đới” trong trường hợp vô tình xảy ra hỏa hoạn, v.v. Bảo hiểm này là chế độ bảo hiểm của Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc tế Nhật Bản (đơn vị có lợi ích công chúng).

  • Tùy theo trường, cũng có trường hợp không sử dụng được chế độ này, vì vậy hãy thử xác nhận với nhà trường nhé.
  • Điểm quan trọng khi căn hộ
    1. Tiền thuê nhà, chi phí ban đầu
    2. Khoảng cách từ trường, thời gian đi đến trường
    3. Độ rộng của căn hộ, trang thiết bị
    4. Tính tiện lợi của môi trường xung quanh (gần ga, dễ mua sắm, v.v.

Bảo hiểm

Bảo hiểm y tế quốc gia

Ở Nhật Bản, có chế độ bảo hiểm để giảm gánh nặng chi phí y tế.
Người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản 3 tháng trở lên phải tham gia “Bảo hiểm y tế quốc gia”.

Để tham gia

Bạn sẽ làm thủ tục tham gia sau khi đăng ký cư trú tại tòa thị chính của đơn vị hành chính cấp hạt ở khu vực bạn đang sống.

Tiền bảo hiểm

Tiền bảo hiểm được tính dựa trên thu nhập trong năm trước đó (tiền làm thêm, v.v) của bạn.
Nếu không kê khai thu nhập thì sẽ không thể tính đúng được tiền bảo hiểm, vì vậy bạn phải kê khai tại tòa thị chính của đơn vị hành chính cấp hạt.

Giảm trừ tiền bảo hiểm

Nếu thu nhập trong năm trước đó thấp hơn mức tiêu chuẩn nhất định thì sẽ được giảm trừ tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, để được giảm trừ tiền bảo hiểm, bạn cần phải kê khai thu nhập.
Ngoài ra, kể cả không có thu nhập hoặc thu nhập ít, vẫn phải kê khai thu nhập, vì vậy hãy nhớ kê khai.

Nội dung bảo hiểm

Khi khám bệnh do bị thương hoặc bị bệnh, nếu xuất trình Thẻ bảo hiểm thì Bảo hiểm y tế quốc gia sẽ chi trả 70%, cá nhân bạn chỉ phải trả 30% trong tổng chi phí y tế. Tuy nhiên, các chi phí y tế ngoài danh mục áp dụng bảo hiểm chữa bệnh thì bạn sẽ phải tự chi trả toàn bộ.
Khi tham gia Bảo hiểm y tế quốc gia, nếu chi phí y tế của 1 tháng cao thì sau đó bạn sẽ được hoàn trả phần vượt quá hạn mức mà cá nhân phải trả với tư cách là khoản trợ cấp chi phí y tế cao.
Ngoài ra, khi nhập viện, v.v, nếu xin cấp và được cấp Thẻ chứng nhận áp dụng mức giới hạn từ trước thì có thể chỉ cần trả chi phí đến mức giới hạn đó tại Quầy lễ tân của bệnh viện.

Bảo hiểm tai nạn – tương trợ

Là bảo hiểm bồi thường liên quan đến tai nạn, v.v mà Bảo hiểm y tế quốc gia không chi trả được, có bảo hiểm thương tật, và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cá nhân; du học sinh cũng có thể tham gia.
Ví dụ, các trường hợp sau đây sẽ được bồi thường:

  • Dầu trong đồ chiên bắt lửa, nhà bếp bị cháy và phải thay tường bếp.
  • Đi xe đạp đâm vào người đi bộ và làm người đó bị thương, phải trả chi phí điều trị cho họ.
  • Máy tính, máy ảnh để trong phòng bị mất trộm khi đi vắng

Nhà trường sẽ gửi hướng dẫn cho bạn về các loại bảo hiểm, vì vậy hãy cân nhắc tham gia nhé.

Bảo hiểm y tế quốc gia

Ở Nhật Bản, có chế độ bảo hiểm để giảm gánh nặng chi phí y tế.
Người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản 3 tháng trở lên phải tham gia “Bảo hiểm y tế quốc gia”.

Để tham gia

Bạn sẽ làm thủ tục tham gia sau khi đăng ký cư trú tại tòa thị chính của đơn vị hành chính cấp hạt ở khu vực bạn đang sống.

Tiền bảo hiểm

Tiền bảo hiểm được tính dựa trên thu nhập trong năm trước đó (tiền làm thêm, v.v) của bạn.
Nếu không kê khai thu nhập thì sẽ không thể tính đúng được tiền bảo hiểm, vì vậy bạn phải kê khai tại tòa thị chính của đơn vị hành chính cấp hạt.

Giảm trừ tiền bảo hiểm

Nếu thu nhập trong năm trước đó thấp hơn mức tiêu chuẩn nhất định thì sẽ được giảm trừ tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, để được giảm trừ tiền bảo hiểm, bạn cần phải kê khai thu nhập.
Ngoài ra, kể cả không có thu nhập hoặc thu nhập ít, vẫn phải kê khai thu nhập, vì vậy hãy nhớ kê khai.

Nội dung bảo hiểm

Khi khám bệnh do bị thương hoặc bị bệnh, nếu xuất trình Thẻ bảo hiểm thì Bảo hiểm y tế quốc gia sẽ chi trả 70%, cá nhân bạn chỉ phải trả 30% trong tổng chi phí y tế. Tuy nhiên, các chi phí y tế ngoài danh mục áp dụng bảo hiểm chữa bệnh thì bạn sẽ phải tự chi trả toàn bộ.
Khi tham gia Bảo hiểm y tế quốc gia, nếu chi phí y tế của 1 tháng cao thì sau đó bạn sẽ được hoàn trả phần vượt quá hạn mức mà cá nhân phải trả với tư cách là khoản trợ cấp chi phí y tế cao.
Ngoài ra, khi nhập viện, v.v, nếu xin cấp và được cấp Thẻ chứng nhận áp dụng mức giới hạn từ trước thì có thể chỉ cần trả chi phí đến mức giới hạn đó tại Quầy lễ tân của bệnh viện.

Bảo hiểm tai nạn - tương trợ

Là bảo hiểm bồi thường liên quan đến tai nạn, v.v mà Bảo hiểm y tế quốc gia không chi trả được, có bảo hiểm thương tật, và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cá nhân; du học sinh cũng có thể tham gia.
Ví dụ, các trường hợp sau đây sẽ được bồi thường:

  • Dầu trong đồ chiên bắt lửa, nhà bếp bị cháy và phải thay tường bếp.
  • Đi xe đạp đâm vào người đi bộ và làm người đó bị thương, phải trả chi phí điều trị cho họ.
  • Máy tính, máy ảnh để trong phòng bị mất trộm khi đi vắng

Nhà trường sẽ gửi hướng dẫn cho bạn về các loại bảo hiểm, vì vậy hãy cân nhắc tham gia nhé.

Làm thêm

Khoảng 67% lưu học sinh có làm thêm, mỗi tháng thu nhập trung bình là 59000 Yên Nhật (413 đô la mỹ). Chỉ làm thêm không thế trang trải học phí và chi sinh hoạt phí, nên phải có kế hoạch tài chính không phụ thuộc vào làm thêm.

Phải tuân thủ các điều kiện sau khi đi làm thêm.
Nếu vi phạm, bạn có thể bị phạt hoặc bị cưỡng chế về nước.

  1. Phải xin cấp “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương, v.v gần nhất.Người có thời gian lưu trú quá 3 tháng với tư cách lưu trú “du học” thì khi mới nhập cảnh lần đầu, có thể thực hiện xin cấp “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” tại sân bay, v.v khi được cho phép nhập cảnh vào Nhật Bản.
  2. Không ảnh hưởng tới việc học.
  3. Đi làm thêm với mục đích trang trải chi phí du học và các chi phí cần thiết, không phải với mục đích tiết kiệm hoặc để gửi tiền về
  4. Không làm công việc liên quan đến ngành công nghiệp giải trí người lớn. *Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm công việc này.
  5. Làm việc tối đa 28 giờ 1 tuần (Trong kỳ nghỉ dài thì tối đa 8 giờ 1 ngày).
  6. Chỉ đi làm thêm trong thời gian theo học tại cơ sở đào tạo.

Điểm quan trọng khi quyết định công việc!

Không xa rời mục đích học tập, không làm việc quá sức gây tổn hại sức khỏe.

◎ Có ảnh hưởng tới việc học không?

Có phải là công việc làm đến đêm muộn, hoặc trong thời gian dài và ảnh hưởng cho ngày hôm sau không?

◎ Tiền lương, cách thức thanh toán

Thanh toán theo ngày, thanh toán theo tuần, thanh toán theo tháng, thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản?

◎Nội dung công việc có an toàn không?

Có phải là công việc nguy hiểm không? Có bảo đảm tai nạn lao động không?
Hãy nhờ trường nơi bạn ghi danh giới thiệu công việc làm thêm nhé.

Một lời khuyên
Hàng năm, đều có các du học sinh vì làm thêm mà chểnh mảng học hành, không đảm bảo đủ tỷ lệ chuyên cần trên lớp dẫn đến không thể gia hạn thời gian du học và phải về nước. Hãy hết sức chú ý.

Các ngành nghề mà du học sinh thường hay làm

 Thể loại việcPhần trăm
1Ẩm thực35.0%
2Tiếp thị, bán hàng30.2%
3Lắp ráp ở nhà máy6.1%
4Trợ giảng, trợ nghiên cứu5.6%
5Dạy tiếng3.9%
6Giao hàng3.5%
7Dọn dẹp3.2%
8Văn phòng2.9%
8Thông dịch, dịch thuật2.9%

Tiền lương làm theo tính theo giờ

Tiền lương tính theo giờTỷ lệ
Dưới 800 yên2.0%
800 yên – Dưới 1000 yên36.6%
1000 yên – Dưới 1200 yên45.2%
1200 yên – Dưới 1400 yên11.1%
1400 yên trở lên5.1%

Cần cảnh giác với các công ty tư vấn du học nhấn mạnh việc “có thể kiếm tiền trong thời gian du học Nhật Bản”

Những năm gần đây, có một số công ty tư vấn du học đang phổ biến những thông tin sai lệch sau đây, nên hãy hết sức lưu ý.

[Thù lao 1 tiếng là 3000 yen (21 đô la mỹ) ] => × Thông thường thù lao 1 giờ là 1000 Yên (7 đô la Mỹ).

[Trong thời gian du học, môt tháng có thể kiếm được từ 20 ~ 30 vạn yên, để trang trải học phí, sinh hoạt phí rồi gởi tiền về nước.] => × Không thể. Thu nhập tư làm thêm trung bình là 59000 Yên (421 đô la Mỹ).

Nguồn: Điều tra về thực tế cuộc sống của du học sinh diện tư phí năm 2021 (thực hiện bởi JASSO)

Tính theo tỹ giá 1 Đô la mỹ = 140 Yên

Các trường đại học tại Nhật Bản

Bạn muốn du học?

Hãy đăng ký tư vấn để được trao đổi với chuyên gia ngay tại đây

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN